Lý do chính đáng để chúng ta ưu thích tai nghe Beats!

Nhưng âm thanh tham chiếu có thực sự là điều mà bạn, một người đơn giản là chỉ thưởng thức âm nhạc, cần có?

Marketing không phải là lý do duy nhất khiến nhiều người thích hơn các loại tai nghe “audiophile đích thực” từ Grado, Sennheiser hay AKG.

1/7/2009 Las Vegas Nevada, CES -- Dr. Dre, record producer/rapper shows off his new headphones. Note- Mike Snider is writing something on this. Photo by Tim Loehrke, USAToday (Via MerlinFTP Drop)

Nếu đã có dịp thử nghiệm nhiều dòng tai nghe khác nhau, bạn sẽ nhận ra hai điều: 1, không có chiếc tai nghe nào là hoàn hảo, bởi một chiếc tai nghe mạnh về dòng nhạc này thì sẽ “yếu” trên dòng nhạc khác và 2, thứ âm thanh “tham chiếu” mà các fan âm thanh vẫn thường ca ngợi chưa chắc đã mang lại trải nghiệm âm nhạc hoàn hảo cho bạn.

Không phải vô cớ mà các fan âm thanh lại thường ca ngợi âm thanh tham chiếu (reference) tới vậy. Suy nghĩ này xuất phát từ phòng thu, nơi các kỹ sư âm thanh và các nhà sản xuất cần tới âm thanh trung thực, chính xác hết mức có thể để thu lại giọng hát, nhạc cụ của các nhạc công vào đĩa hát. Yếu tố âm thanh trung thực bởi vậy cũng được nhiều audiophile sử dụng làm thước đo trị giá của loa và tai nghe. Với họ, tai nghe tốt phải là có độ chính xác tuyệt đối, không được “nịnh” tai trên bất cứ dải âm nào.

Thế nhưng, thành công khổng lồ của Beats by Dre, thương hiệu đang chiếm 50% thị trường tai nghe cao cấp lại chứng minh rằng âm thanh tham chiếu không phải là những gì người tiêu dùng thèm muốn. Dù cho Dr. Dre có liên tục khẳng định tai nghe Beats có thể mang lại cho người nghe trải nghiệm giống hệt như những gì rapper/producer này nghe được trong phòng thu thì sự thật vẫn là ngược lại: âm thanh của Beats không phải là âm thanh phòng thu. Trái lại, chúng còn nổi tiếng là nhấn quá nhiều vào âm bass. Chính đặc điểm này khiến cho Beats bị đánh giá là các sản phẩm kém cỏi vì đánh vào sở thích căn bản của những người không hề “sành” âm thanh, không thể phân biệt được dải mid (trung), dải treb và cũng chỉ thường hỏi “Bass có hay không” khi tìm hiểu về một thiết bị âm thanh nào đó.

1493970
Không phải vô cớ mà Dre và Iovine có thể đẩy Beats lên mức trị giá 3 tỷ USD.

Ấy vậy mà Beats vẫn thành công vượt trội so với những thương hiệu lâu đời như Grado hay Sennheiser. Một phần lý do cho thành công này bắt nguồn từ chính công ty mẹ của Beats hiện nay, Apple: chiếc iPod đã mở ra thời đại âm nhạc di động chất lượng cao, dễ sử dụng, và iPod, iPhone và iPad đều là những sản phẩm thuyết phục người dùng bỏ ra nhiều tiền để sở hữu một trải nghiệm mà họ cho là vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

Chính thành công và chất âm nặng bass của Beats đã khiến những chiếc tai nghe của Dre trở thành sản phẩm bị giới audiophile… khinh ghét nhất. Rất nhiều người trong số những tín đồ âm thanh “thực thụ” này sẽ khẳng định rằng vẻ đẹp của âm thanh sẽ chỉ được bộc lộ qua các mẫu tai nghe tham chiếu – những chiếc tai nghe chính xác đến tuyệt đối, giúp “bạn nghe thấy những gì nghệ sĩ thu âm nghe thấy”.

Nhưng âm thanh tham chiếu có thực sự là điều mà bạn, một người đơn giản là chỉ thưởng thức âm nhạc, cần có?

1493964

Tai nghe càng chính xác thì sẽ càng thiếu nhạc tính.

Trước hết, về mặt khoa học, sở thích bass không phải là… kém tinh tế. Một nghiên cứu thần kinh học của Viện McMaster vào năm 2014 đã chỉ ra rằng não người sẽ phản ứng tích cực hơn với âm bass hơn là các dải âm khác – lý giải vì sao gần như tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều dùng các nốt trầm để tạo nhịp. Trái ngược lại, âm “tép” (dải cao), dù rất quan trọng với tổng thể bài hát nhưng vẫn có thể gây mệt mỏi và khó chịu cho người nghe. Đây cũng là lý do vì sao những chiếc tai nghe có chất âm nặng bass (hoặc ấm áp) lại có thể đem lại cho người tiêu dùng phổ thông cảm giác “tận hưởng”.

Những chiếc tai nghe tham chiếu thì sao? Tất cả những chiếc tai nghe phòng thu được coi là có chất âm chính xác cũng lại thường bị chê là quá “khô khan” và nhàm chán đến mức thiếu sức sống. Sony MDR-V6, Beyerdynamic DT880, AKG K701 đều đã từng gặp phải lời chỉ trích này, và ngay cả các dòng tai nghe planar (từ phẳng) tân tiến của Audeze hay chiếc tai nghe nghìn đô Sennheiser HD800, thường được ca ngợi là “chiếc tai nghe thương mại có âm thanh chi tiết, chính xác nhất trên thị trường”, cũng không thoát khỏi những lời phàn nàn tương tự. Bạn có thể thích đeo tai nghe tham chiếu để bóc tách các chi tiết, phân tích từng dải âm trong bản nhạc, nhưng đến khi bạn ngừng những luồng suy nghĩ này và thả hồn theo dòng nhạc, bạn sẽ thấy chúng đều là các sản phẩm khá… nhàm chán.

Nhiều người dùng thậm chí sẽ kết hợp những chiếc tai nghe này với các loại tăng âm, giải mã tín hiệu (DAC) có nhiều “màu” để tạo ra trải nghiệm giàu nhạc tính hơn – nói cách khác là khiến cho mục đích “tham chiếu” của nhà sản xuất trở nên vô nghĩa.

1493979
Nói như vậy không có nghĩa là bạn không nên chạy theo âm thanh tham chiếu, bởi xét cho cùng mỗi người đều có sở thích của riêng mình, nhưng sự thật vẫn là gần như tất cả các hãng tai nghe (bao gồm cả những hãng lâu đời nhất) cũng đều đã ra mắt những sản phẩm tập trung vào bass: Sennheiser có Urbanite, Audio-Technica có dòng Solid Bass WS (chưa kể chiếc tai nghe “phòng thu” lừng danh của hãng ATH-M50X cũng nhấn nhá khá nhiều vào âm bass), Sony có dòng Extra Bass, Beyerdynamic có Custom One Pro… Thực tế, không tính tới các dòng tai nghe thiên bass thì phần lớn các hãng cũng sẽ “làm màu” ít nhiều cho các dòng tai nghe của mình, dù âm bass của Sennheiser hay Grado sẽ không bị kích quá mức như Beats.

Bạn có thể đặt ra cho mình một thứ nguyên tắc cứng rắn rằng âm thanh phải chính xác thì mới là hay, là cao cấp. Nhưng Dr. Dre, Jimmy Iovine và Noel Lee thì lại hiểu rằng tai nghe là những công cụ giải trí, và bởi vậy họ chọn cách nhấn mạnh vào dải âm được não bộ con người ưa thích nhất. Chính tầm nhìn chính xác này về tai nghe cho người tiêu dùng phổ thông đã giúp cho Beats by Dre vươn lên áp đảo trong khi các hãng tai nghe truyền thống dậm chân tại chỗ.

Thành công của Beats cũng giống như thành công của Instagram. Người ta sử dụng Instagram rõ ràng không phải là bởi ứng dụng này sẽ mang lại những bức ảnh trung thực nhất, mà là bởi Instagram có các bộ lọc màu để giúp những bức ảnh xấu xí chụp từ smartphone có thể trở nên “nghệ thuật” hơn trong mắt người thường – và như vậy tức là “đẹp” hơn những bức ảnh nguyên gốc. Não bộ của bạn cũng đón nhận âm thanh theo cách tương tự. Lọc bớt treble sẽ giúp giảm hiện tượng “chói tai” khi nghe nhạc. Thêm bass sẽ giúp cho bài hát trở nên hấp dẫn hơn. Âm thanh quá trung thực sẽ làm giảm đi tính sôi động của những bài hát được hàng triệu người yêu thích. Những chiếc tai nghe được ưa thích nhất sẽ tạo ra thứ âm thanh mà bạn thực sự tận hưởng, chứ không phải là thứ âm thanh “cao cấp” mà bạn tự buộc mình phải theo đuổi.

1493976
Rất nhiều hãng tai nghe truyền thống cũng đang tìm cách chiếm thị phần của Beats.

Dĩ nhiên, nếu chỉ tính riêng trên lĩnh vực tai nghe thiên bass thì Beats không phải là dòng tai nghe có chất lượng tốt nhất, chưa kể thương hiệu này cũng đã luôn được tận hưởng những chiến dịch marketing khổng lồ với sự góp mặt của các ngôi sao Pop, Hip-hop đình đám nhất. Thế nhưng, nếu bạn muốn chỉ trích Beats, hãy so sánh dòng tai nghe này với tai nghe thiên bass của VMODA hay Sony thay vì đưa ra những luận điểm dạng như “tai nghe nặng bass là tai nghe chất lượng kém”. Và, cũng đừng tự nghi ngờ đôi tai của mình nếu như bạn cảm thấy thất vọng mỗi lần thử nghiệm một chiếc tai nghe tham chiếu nào đó. Tại sao bạn lại phải chống lại phản xạ của chính mình? Hãy ngừng lo lắng và tận hưởng âm bass hấp dẫn trên những chiếc tai nghe.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *